Tổng quan về các loại SSD phổ biến hiện nay

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là một trong những thiết bị lưu trữ phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong máy tính cá nhân, laptop và máy chủ nhờ vào tốc độ nhanh và độ bền cao. Tuy nhiên, trong thị trường đa dạng như hiện nay thì việc tìm hiểu về các loại SSD là điều vô cùng quan trọng để chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng. Do đó, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Pcngon để có cái nhìn tổng quan về các loại SSD hiện nay nhé!

Cac-loai-ssd-pcngon
Tìm hiểu về các loại SSD để chọn cho mình loại SSD phù hợp

Các loại SSD phổ biến hiện nay

Ổ cứng SSD SATA

SSD SATA là ổ cứng thông dụng nhất trong các loại SSD, thường được sử dụng rộng rãi trong máy tính cá nhân và laptop. Sử dụng cổng kết nối SATA III với tốc độ truyền dữ liệu tối đa 6Gb/s. 

Đặc biệt, với kích thước chuẩn 2.5 inch SSD SATA dễ dàng lắp đặt vào các khe cắm SATA trên bo mạch chủ. Tuy nhiên, SSD SATA lại có tốc độ không nhanh bằng SSD NVMe và PCIe do giới hạn của giao diện SATA. Chỉ phù hợp cho các tác vụ văn phòng, sử dụng hàng ngày, và nâng cấp máy tính cũ để cải thiện hiệu suất máy tính mà không cần hiệu năng quá cao.

Ổ cứng SSD NVMe

SSD NVMe sử dụng chuẩn NVMe, cho phép truyền dữ liệu với tốc độ đọc/ghi nhanh hơn rất nhiều so với SSD SATA. Vì vậy, nên giá thành của ổ cứng SSD NVMe chắc chắn cũng cao hơn so với SSD SATA. Tuy nhiên, loại ổ cứng này cần bo mạch chủ có hỗ trợ khe M.2 hoặc PCIe thì mới có thể sử dụng được.

Với hiệu năng vượt trội và thời gian phản hồi nhanh thì đây là loại ổ cứng lý tưởng dành cho các tác vụ đòi hỏi tốc độ cao như chơi game, chỉnh sửa video, và xử lý đồ họa chuyên nghiệp. 

O-cung-ssd-nvme
Ổ cứng SSD NVMe cho phép truyền dữ liệu với tốc độ đọc/ghi rất cao

Ổ cứng SSD M.2

Trong các loại SSD thì chỉ mỗi SSD M.2 được thiết kế dạng thanh, nhỏ gọn, thường có chiều dài từ 30mm đến 110mm. Chúng có thể sử dụng cả chuẩn SATA và NVMe, được gắng trực tiếp vào khe M.2 trên bo mạch chủ. 

Ưu điểm của ổ cứng SSD M.2 là có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với SSD 2.5 inch SATA khi sử dụng giao diện NVMe. Với thiết kế tiết kiệm không gian, SSD M.2 rất phù hợp cho các thiết bị nhỏ gọn như ultrabook và laptop cao cấp, giúp cải thiện hiệu suất mà không chiếm nhiều diện tích. Tuy nhiên, ổ cứng SSD M.2 cũng có nhược điểm là khả năng tản nhiệt kém, cần có thiết bị làm mát bổ sung.

Ổ cứng SSD PCIe

Loại ổ cứng này sử dụng giao diện PCIe và còn có thể gắn vào các khe PCIe trên bo mạch chủ. So sánh giữa các loại SSD thì PCIe cung cấp tốc độ truyền dữ liệu khá cao, thường cao hơn cả SSD NVMe và M.2. Vì vậy, rất thích hợp cho những người dùng có nhu cầu thiết kế đồ họa, chơi game nặng, xử lý video và các ứng dụng cần băng thông lớn. 

O-cung-ssd-pcie
Ổ cứng SSD PCIe rất thích hợp để sử dụng cho các hệ thống máy tính để bàn cao cấp

Xem thêm: Linh kiện máy tính

Ổ cứng SSD TLC, MLC, SLC

Dựa trên công nghệ NAND Flash khác nhau, SSD TLC (Triple-Level Cell) là loại phổ biến nhất với chi phí thấp và dung lượng lớn, thích hợp cho người dùng phổ thông. Phù hợp cho lưu trữ dữ liệu thông thường và người dùng không yêu cầu cao về độ bền.

Trong khi đó, SSD MLC (Multi-Level Cell) có hiệu năng và độ bền cao hơn TLC. Thích hợp với game thủ hoặc người làm việc với dữ liệu lớn, cân bằng hợp lý giữa giá cả và hiệu năng.

Đặc biệt, SSD SLC (Single-Level Cell) có hiệu năng và độ bền tốt nhất nhưng giá thành cao hơn nhiều. Thích hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp hoặc công nghiệp đòi hỏi độ bền và hiệu suất cao nhất. Việc lựa chọn giữa các loại SSD này phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của người dùng.

Ổ cứng SSD External

SSD External là ổ cứng SSD được đặt trong vỏ ngoài và kết nối với máy tính qua cổng USB hoặc Thunderbolt. Đặc điểm của loại ổ cứng này là rất phù hợp để sử dụng di động hoặc sao lưu dữ liệu. Ngoài ra, còn có khả năng chống sốc cao giúp người dùng dễ dàng mang theo dữ liệu quan trọng mà vẫn tận hưởng tốc độ truy cập nhanh chóng của SSD. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai cần mở rộng dung lượng lưu trữ ngoài và sao lưu dữ liệu an toàn.

Việc chọn đúng loại SSD phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất máy tính và cải thiện trải nghiệm sử dụng của bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn mua các loại SSD. Nếu có nhu cầu mua một trong các loại SSD trên thì đừng ngại ghé ngay website Pcngon để lựa chọn và tư vấn miễn phí nhé! 

Chat Facebook Chat Messenger Chat Zalo OA Chat Zalo