Tìm hiểu các loại main máy tính hiện nay

Mainboard hay còn được gọi là bo mạch chủ, là linh kiện kết nối tất cả các thành phần của máy tính. Việc chọn mua main máy tính phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động mà còn đến khả năng nâng cấp sau này. Do đó, bài viết sau Pcngon sẽ giới thiệu đến bạn các loại main máy tính phổ biến hiện nay, từ ưu đến nhược để bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

Cac-loai-main-may-tinh-1
Chọn mua mainboard phù hợp trong thị trường đa dạng main máy tính hiện nay không dễ, vì mỗi loại có đặc điểm và tính năng khác nhau

Các loại main máy tính 

Mainboard ATX

Mainboard ATX được xem là phổ biến nhất trong các loại main máy tính hiện nay. Với kích thước 305 x 244 mm, mainboard này cung cấp nhiều khe cắm mở rộng giúp người dùng dễ dàng lắp đặt các linh kiện khác như card đồ hoạ, card âm thanh,… cũng như dễ dàng nâng cấp khi cần thiết. 

Ưu điểm của mainboard ATX là hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến như công nghệ đa kênh RAM và nhiều cổng SATA cho ổ cứng. Bên cạnh đó, khả năng tảng nhiệt của loại main này cũng khá tốt giúp máy hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, với kích thước lớn thì mainboard ATX không phù hợp với những thùng máy nhỏ. Vì vậy người dùng cần đảm bảo rằng thùng máy của mình có đủ không gian để chứa loại main máy tính này. Hơn nữa giá thành của các loại main máy tính ATX thường cao hơn so với các loại nhỏ hơn.

Mainboard Micro ATX

Mainboard Micro ATX có kích thước nhỏ hơn, khoảng 244 x 244 mm vì vậy rất phù hợp cho những ai muốn xây dựng bộ máy tính bàn gọn nhẹ. Tuy vậy, mainboard Micro ATX vẫn đảm bảo được các tính năng cần thiết cho hệ thống máy tính hiện đại. Bên cạnh đó, nó cũng được ưu thích trong các loại main máy tính nhờ giá thành rẻ, giúp người dùng tiết kiệm ngân sách.

Tuy vậy, các loại main máy tính này thường chỉ có từ 2 đến 4 khe cắm mở rộng gây khó khăn cho những người dùng muốn nâng cấp hệ thống trong tương lai. Do vậy, nếu bạn có kế hoạch sử dụng nhiều linh kiện, main máy tính Micro ATX có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.

Mainboard-gigabyte-b760m-gaming-plus-wifi-ddr4-1
Ưu điểm lớn nhất của mainboard Micro ATX là tiết kiệm không gian trong thùng máy

Mainboard Mini ITX

Trong các loại main máy tính nhỏ nhất thì Mini ITX khá phổ biến, với kích thước chỉ 170 x 170 mm. Với kích thước nhỏ gọn, Mini ITX có thể dễ dàng lắp đặt trong các thùng máy mini. Điều này giúp tiết kiệm không gian, rất lý tưởng cho những người sống trong căn hộ nhỏ. Một số bo mạch Mini ITX còn tích hợp sẵn nhiều tính năng như Wi-Fi và Bluetooth, giảm thiểu nhu cầu sử dụng thêm linh kiện.

Mặc dù vậy, kích thước nhỏ gọn cũng đem lại sự hạn chế trong việc mở rộng. Người dùng sẽ khó khăn nếu muốn nâng cấp card đồ họa hoặc thêm nhiều linh kiện khác. Điều này có thể khiến Mini ITX trở thành một lựa chọn không lý tưởng cho những game thủ hoặc những ai cần sức mạnh xử lý cao.

Mainboard-mini-itx-asus-rog-strix-b650e-i-gaming-wifi-2
Mini ITX là loại main nhỏ nhất trong các loại main máy tính phổ biến hiện nay

Mainboard E-ATX

Đây là phiên bản mở rộng của mainboard ATX, với kích thước lớn hơn khoảng 305 x 330 mm. Loại main máy tính này thường được sử dụng cho các hệ thống cao cấp, đặc biệt là máy tính chơi game và workstation.

E-ATX cung cấp rất nhiều khe cắm mở rộng, cho phép người dùng lắp đặt nhiều card đồ họa và các thiết bị khác. Điều này giúp tăng cường hiệu suất và khả năng đa nhiệm của hệ thống. Ngoài ra, E-ATX cũng hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến như công nghệ overclocking, giúp người dùng tối ưu hóa hiệu suất.

Tuy nhiên, với kích thước lớn, E-ATX cần một thùng máy rộng rãi để chứa. Điều này có thể làm tăng chi phí đầu tư ban đầu. 

Xem thêm: Linh kiện máy tính

Việc chọn lựa loại main máy tính phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và khả năng nâng cấp của hệ thống. Mỗi loại mainboard có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, để đảm bảo rằng bạn có một bộ máy tính đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các loại main máy tính và tìm được sản phẩm ưng ý!

Chat Facebook Chat Messenger Chat Zalo OA Chat Zalo