Lý giải vì sao cục nguồn máy tính lại quan trọng

Cục nguồn máy tính hay còn được gọi là PSU – Power Supply Unit, là một trong những linh kiện máy tính quan trọng trong hệ thống máy tính. Cục nguồn có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho mọi linh kiện như bo mạch chủ, CPU, card đồ hoạ và ổ cứng. Ngoài ra, một cục nguồn chất lượng không chỉ cần đảm bảo hoạt động ổn định của máy tính mà còn phải bảo vệ được những linh kiện bên trong khỏi những hư hại do điện áp không ổn định.

Cuc-nguon-may-tinh
Cục nguồn máy tính là một trong những linh kiện máy tính quan trọng trong hệ thống máy tính

Vì sao cục nguồn máy tính lại quan trọng?

Cung cấp năng lượng đáng tin cậy

Đóng nhiệm vụ cung cấp năng lượng chính cho mọi linh kiện máy tính, vậy nên, nếu cục nguồn máy tính yếu hoặc không ổn định thì hệ thống có thể gặp phải tình trạng treo máy, khởi động lại hoặc thậm chí hư hỏng linh kiện. 

Bảo vệ các linh kiện khác

Đa phần các cục nguồn chất lượng cao thường đi kèm với những tính năng bảo vệ như quá tải, ngắn mạch và quá nhiệt. Những tính năng này giúp bảo vệ các linh kiện khỏi những sự cố điện. Việc sử dụng một cục nguồn không có tính năng bảo vệ có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống.

Hiệu suất năng lượng 

Các cục nguồn hiện đại thường có chứng nhận 80 PLUS, cho thấy hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao hơn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn giảm thiểu lượng nhiệt phát sinh, kéo dài tuổi thọ cho cục nguồn và các linh kiện khác. Một cục nguồn có hiệu suất cao sẽ giảm thiểu tổn thất năng lượng, từ đó giúp tiết kiệm hóa đơn điện hàng tháng.

Cuc-nguon-may-tinh
Cục nguồn máy tính là một thành phần thiết yếu, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và bảo vệ các linh kiện quan trọng

Xem thêm: Linh kiện máy tính

Các loại cục nguồn máy tính hiện nay 

Cục nguồn ATX

Đây là loại nguồn phổ biến và thích hợp cho hầu hết các máy tính để bàn hiện nay. Cục nguồn ATX thường có công suất từ 300W đến 1200W, phù hợp với nhiều cấu hình khác nhau. Cục nguồn ATX trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho người dùng phổ thông nhờ có nhiều tính năng bảo vệ.

Cục nguồn SFX

Với thiết kế nhỏ gọn, cục nguồn SFX giúp tiết kiệm không gian và phù hợp với các thùng máy có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, người dùng cũng nên lưu ý rằng công suất của cục nguồn SFX thường thấp.

Cục nguồn Modular

Cục nguồn modular có khả năng kết nối dây cáp linh hoạt, giúp quản lý cáp dễ dàng hơn và tối ưu hóa luồng không khí trong thùng máy. Người dùng có thể chỉ kết nối những dây cáp cần thiết, giúp giảm thiểu tình trạng rối rắm và cải thiện hiệu suất tản nhiệt.

Cục nguồn Non-Modular

Trái ngược với cục nguồn modular, cục nguồn non-modular có cáp được cố định sẵn bên trong. Dù có giá thành rẻ hơn nhưng việc quản lý cáp có thể khó khăn hơn. Đối với những người không quá quan tâm đến việc quản lý cáp thì cục nguồn này là một lựa chọn lý tưởng.

Mot-so-cuc-nguon-may-tinh
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nguồn khác nhau, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng

Cách chọn cục nguồn phù hợp 

Công suất 

Yếu tố đầu tiên khi lựa chọn cục nguồn máy tính là xác định công suất cần thiết cho hệ thống của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ tính toán công suất trực tuyến để biết được mức công suất tối thiểu cần thiết.

Hiệu suất 

Để đảm bảo hiệu suất tốt và tiết kiệm điện thì nên lựa chọn cục nguồn có chứng nhận 80 PLUS. Chứng nhận này giúp bạn xác định được rằng cục nguồn có khả năng chuyển đổi năng lượng hiệu quả và đáng tin cậy.

Các tính năng bảo vệ 

Nên chọn lựa cục nguồn có các tính năng bảo vệ như quá tải, ngắn mạch và quá nhiệt để bảo vệ hệ thống của bạn khỏi những sự cố điện có thể xảy ra.

Cục nguồn máy tính là một thành phần thiết yếu, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và bảo vệ các linh kiện quan trọng. Đầu tư vào cục nguồn chất lượng sẽ giúp bạn tránh được những sự cố không đáng có.

Tại Pcngon, chúng tôi cung cấp đa dạng cục nguồn máy tính từ các thương hiệu uy tín, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy đến với Pcngon để tìm kiếm giải pháp công nghệ tốt nhất cho máy tính của bạn!

Chat Facebook Chat Messenger Chat Zalo OA Chat Zalo