Việc lựa chọn nguồn cung cấp điện phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống máy tính. Trong số các loại nguồn máy tính hiện có trên thị trường, nguồn ATX nổi bật nhờ khả năng cung cấp hiệu suất ổn định và độ tin cậy cao. Nhưng liệu nguồn ATX có phải là sự lựa chọn lý tưởng cho hệ thống máy tính của bạn hay không? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Pcngon để tìm hiểu chi tiết.
Nguồn ATX là gì?
Nguồn ATX hay còn được gọi là bộ nguồn máy tính (PSU – Power Supply Unit), là thiết bị cung cấp năng lượng cho tất cả các linh của hệ thống máy tính. Từ bo mạch chủ, ổ cứng, card đồ hoạ cho đến các thiết bị ngoại vi như quạt làm mát,…
Bộ nguồn ATX không chỉ đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của máy tính. Một nguồn ATX chất lượng cao giúp máy tính hoạt động trơn tru và ít gặp sự cố như tắt máy đột ngột giữa chừng.
Bên cạnh đó, hệ thống ATX còn cho phép hệ điều hành điều khiển tín hiệu tắt cuối cùng đến nguồn điện, giúp lưu trữ dữ liệu và hoàn thành các công việc quan trọng trước khi ngắt nguồn bằng tín hiệu đầu ra chuyên dụng (PS_ON #).
Nhờ vào đầu ra nguồn “Dự phòng” (5V SB) luôn được bật mà nguồn ATX cũng có khả năng hỗ trợ các chế độ tiêu thụ điện năng thấp hơn, cung cấp năng lượng cho các thiết bị dự phòng ngay cả khi hệ thống chuyển sang chế độ tiêu thụ năng lượng thấp.
Nguồn ATX có cấu tạo như thế nào?
Bộ nguồn ATX được cấu thành từ nhiều chi tiết khác nhau, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh để cung cấp năng lượng cho máy tính:
- Quạt tản nhiệt: giúp duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định cho nguồn bằng cách tản nhiệt từ các linh kiện bên trong.
- Các loại jack cắm nguồn: Bao gồm các đầu nối cho bo mạch chủ, card đồ hoạ, ổ cứng và các thiết bị khác.
- Jack cắm nguồn xoay chiều: nơi nguồn ATX nhận nguồn điện từ lưới điện.
- Công tác nguồn: Điều đặc biệt ở nguồn ATX là được điều khiển bằng một công tắc điện tử thay vì công tắc cứng như ở các loại nguồn khác. Công tắc này hoạt động như một cảm biến đầu vào, cho phép hệ thống máy tính theo dõi và điều khiển nguồn một cách chính xác. Khi bạn nhấn nút nguồn trên máy tính, tín hiệu từ công tắc điện tử sẽ được gửi đến nguồn ATX, điều khiển việc cung cấp điện cho các linh kiện của máy tính. Điều này giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn và dễ dàng quản lý các chế độ tiết kiệm năng lượng.
Nguyên lý hoạt động của nguồn ATX
Nguồn ATX hoạt động dựa trên ba mạch chính:
- Mạch chỉnh lưu: Đổi điện áp từ AC 220V thành DC 300V để cung cấp cho nguồn chính và nguồn cấp trước.
- Nguồn cấp trước: Cung cấp điện áp 5V STB cho IC Chipset quản lý nguồn trên bo mạch chủ và điện áp 12V cho IC tạo dao động, đảm bảo nguồn chính hoạt động hiệu quả. Mạch này duy trì hoạt động liên tục khi nguồn điện được kết nối.
- Nguồn chính: Cung cấp điện áp cho các linh kiện như ổ đĩa cứng, bo mạch chủ, và ổ đĩa CD ROM. Nguồn này chỉ hoạt động khi nhận lệnh PS_ON từ bo mạch chủ.
Xem thêm: Linh kiện máy tính
Các lỗi thường gặp đối với nguồn ATX
Nguồn ATX có thể gặp phải một số lỗi phổ biến, bao gồm:
- Quạt không hoạt động là lỗi phổ biến mà nhiều người thường gặp khi sử dụng nguồn ATX. Có thể do quạt kẹt hoặc bị hỏng, người dùng cần kiểm tra và thay thế nếu cần.
- Nguồn có thể ngừng hoạt động do các vấn đề nội bộ hoặc kết nối không chắc chắn.
- Bụi bẩn hoặc tản nhiệt hỏng cũng khiến cho nguồn bị nóng, cần làm sạch bụi và kiểm tra quạt.
- Nguồn có thể không đáp ứng nhu cầu công suất của hệ thống, dẫn đến tình trạng máy tính không hoạt động ổn định.
Để tránh các vấn đề trên thì việc quản lý nhiệt độ xung quanh nguồn và kiểm tra định kỳ là vô cùng quan trọng.
Nguồn ATX là thành phần thiết yếu giúp hệ thống máy tính hoạt động ổn định và bền bỉ. Hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nguồn ATX sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nguồn ATX hoặc cần mua nguồn ATX, hãy liên hệ với Pcngon – đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm và linh kiện máy tính mini ITX, màn hình di động, vỏ case mini ITX nhỏ gọn với giá tốt từ nhiều thương hiệu khác nhau.